Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

Bạn có biết các loại đàn dân tộc cơ bản được sử dụng nhiều nhất hiện nay không???

30/09/2021
Blog chia sẻ

Mỗi một loại đàn cổ đều có chất lượng âm thanh khác nhau và được sử dụng để chơi nhiều loại âm nhạc khác nhau. Để đơn giản hơn cho những bạn mới tập đàn, bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu các loại đàn guitar cơ bản được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

1/ Đàn tranh Việt Nam

đàn tranh có dáng hộp, có chiều dài từ 110 – 120cm. Đàn có một phần đầu lớn có lỗ để cài dây (rộng 25-30cm), phần đầu nhỏ có gắn khóa lên dây, số khóa tùy thuộc vào loại đàn và số dây đàn từ 16 đến 21 – 25 dây (rộng 20 – 25cm)

Chất liệu mặt đàn được làm bằng gỗ ván ngô đồng dày khoảng 0.05 – 0.1cm. Được trang bị ngựa đàn (hay còn gọi là con nhạn) nằm ở giữa phần đàn giúp gác dây và di chuyển giúp điều chỉnh âm thanh.

Dây đàn được làm bằng kim loại gồm nhiều kích cỡ khác nhau. Để chơi đàn ta cần dùng móng chất liệu kim loại, đồi mồi hoặc sừng.

2. Đàn bầu

Là nhạc cụ dân tộc độc đáo còn được gọi là đàn độc huyền cầm (tôi cũng không biết tại sao lại gọi như vậy). Là một trong những loại nhạc cụ Việt Nam được chơi bằng que hoặc miếng gảy. Đàn bầu chia làm hai loại là đàn bầu thân tre và đàn bầu hộp gỗ.

Đàn bầu thân tre: Được sử dụng trong hát Xẩm. Đàn có phần thân được làm bằng môt đoạn tre dài 120cm, đường kính khoảng 15cm. Phần mặt đàn được đục đi phần cật trên phần tre bương đàn.

Đàn bầu hộp gỗ: Loại đàn sau này được cải tiến, được dùng bởi người chơi đàn chuyên nghiệp. Dòng đàn bầu hộp gỗ có nhiều kích thước khác nhau.

 3. Đàn đáy

Được ra đời vào thời nhà Lê từ thế kỷ XV-XVlll, là cây đàn có kích thước dài nhất do người Việt Sáng tạo ra.

Tên gọi cũ được gọi là Vô để cầm nghĩa là đàn không đáy.

Đàn đáy được dùng trong hát ca trù, hát ả đào trình diễn chung với phách và trống đế.

Chất âm của đàn đáy có chút buồn, hiu hiu. Đàn đáy được gắn với 7 cung đều nên khi hát xuống thấp hoặc lên cao. Người nghệ sĩ không cần vặn dây lại mà chỉ cần đổi thế bấm là xong. Đàn đáy có khả năng tạo ra các ngón chùn, khi bấm tạo thành nét độc đáo của đàn.

 

Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Facebook