Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

Đàn Tỳ Bà

( 0 đánh giá )

Liên hệ

Xưởng Sản Xuất Nhạc Cụ Đàn Cường sẽ tư vấn hộ trợ quý khách hàng có được nhạc cụ vừa ý.

Chân thành cám ơn!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN

Số lượng :

HOTLINE TƯ VẤN: 0901475509

Toàn bộ chiều dài của thân đàn có số đo từ 94 – 100 cm. Phần cần đàn có gắn 4 miếng ngà voi cong vòm lên gọi là Tứ Thiên Vương. Tám phím chính làm bằng tre hoặc gỗ gắn ở phần mặt đàn cho các cao độ khác nhau. Thuở xưa dây đàn se bằng tơ tằm rồi đem vuốt sáp ong cho mịn, hoặc sử dụng gân bò, ngày nay người ta thay dây tơ bằng dây nilon hoặc thép.

Đàn Tỳ Bà có bốn dây lên theo 2 quãng 4, mỗi quãng 4 cách nhau một quãng 2: Đô – Fa – Sol – Đô1 hoặc Sol -Đô1 – Rê1 – Sol1. Khi chơi đàn nghệ nhân gẩy đàn bằng miếng đồi mồi hoặc miếng nhựa.

Theo cách tính và quan niệm của người Trung Hoa, đàn Tỳ Bà dài 36 thốn (đơn vị đo), số 3 tượng trưng cho Thiên-Địa-Nhânsố 5 tượng trưng cho Ngũ Hành4 dây tượng trưng cho 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Màu âm đàn Tỳ Bà trong sáng, vui tươi, thể hiện tính chất tươi sáng và trữ tình. Màu âm hơi giống đàn Nguyệt nhưng có phần hơi đanh và khô hơn, nhất là ở những khoảng âm cao.

Tầm âm của đàn Tỳ Bà là 3 quãng tám: từ Ðô lên Ðô3 (c lên c3).

Kỹ thuật diễn tấu của đàn Tỳ Bà có nhiều ngón giống như đàn Nguyệt: ngồi thấp, xếp chân trên chiếu. Ngồi thẳng trên ghế, đàn được đặt gần như thẳng đứng.

Kỹ thuật tay phải: Tay phải gảy đàn, cách sử dụng móng tay để đàn có nhiều kỹ thuật phức tạp nhưng sinh động.

Kỹ thuật tay trái: Kỹ thuật tay trái của đàn Tỳ Bà có các ngón nhấn, ngón vuốt, ngón mổ, bấm hợp âm, đặc biệt đàn Tỳ Bà có lối đánh song thinh (song thanh): 2 đồng âm ở hai dây khác nhau.

Ngón phi: ngón phi của đàn Tỳ Bà có thể đánh trên cả 4 dây hoặc phi trên từng cặp dây (dây1+2; dây 2+3 và 3+4) hoặc phi trên từng dây 1 hoặc 4 dễ dàng hơn.

Ngón nhấn: các phím đàn gắn cách nhau không xa lắm, mỗi phím lại không cao như đàn Nguyệt nên các loại ngón nhấn (nhấn, nhấn luyến lên, nhấn láy…) đều có những hạn chế, thường chỉ nhấn từ nửa cung đến một cung liền bậc, hiệu quả ngón nhấn tốt nhất là khoảng âm trầm và một phần khoảng âm giữa.

tyba_3

Ngón vuốt: được sử dụng nhiều ở đàn Tỳ Bà, trong các tác phẩm cổ truyền ngón vuốt được sử dụng nhiều như ngón nhấn của đàn Nguyệt. Ký hiệu ngón vuốt không vê dùng gạch chéo nối giữa hai nốt. Vuốt có vê dùng gạch chéo nối giữa hai nốt đồng thời gạch hai gạch chéo ở nốt nhạc có đuôi, nếu nốt nhạc không có đuôi thì gạch hai gạch chéo ở trên hoặc ở dưới nốt.

a)- Vuốt xuống: là cách vuốt dây của tay trái trong khi tay phải không gảy, không vê, không phi, âm thanh các ngón vuốt xuống phát ra nhỏ, yếu nhưng không thể dùng trong hòa tấu. Do vậy các âm vuốt thường xen kẽ với các âm gảy, vê hay phi để có thể thừa hưởng dư âm của các âm ấy.

b)- Vuốt nhiều dây: có thể vuốt hai, ba dây một lúc trong khi tay phải gảy, vê hay phi, kỹ thuật nầy ít sử dụng trong diễn tấu nhạc cổ truyền.

Ngón chụp: tay trái ngón 1 bấm vào một cung phím, tay phải gảy dây, khi âm thanh vừa phát ra, ngón 2 hoặc 3 bấm mạnh vào cung phím khác (thường là liền bậc cao hoặc thấp) âm thanh từ cung phím nầy vang lên mà không phải gảy đàn. Âm luyến nghe được do một phần của dây đàn còn chấn động, một phần do ngón tay mổ vào cung phím tạo thêm chấn động. Âm luyến nghe yếu nhưng mềm mại, ở những thế bấm cao âm luyến nghe kém vang nên ít được sử dụng. (Ký hiệu ngón chụp: dùng dấu luyến giữa các nốt nhạc).

Ngón mổ: gần giống như ngón luyến, nhưng tay phải không gảy dây mà ngón tay trái cứ mổ vào các cung phím để phát ra âm thanh, âm thanh ngón mổ nghe nhỏ, yếu và có màu âm riêng biệt. Không nên sử dụng ngón mổ trong bản nhạc có tốc độ nhanh và trong hòa tấu vì hiệu quả ngón mổ nghe rất nhỏ. Ký hiệu ngón mổ ghi như dấu hỏi đặt trên nốt nhạc.

Ngón vỗ: một ngón tay đang bấm trong khi ngón khác vỗ lên dây đàn.

Chồng âm, hợp âm: Đàn Tỳ Bà có thể cách đánh chồng âm dễ dàng và hiệu quả nhất là sử dụng bằng miếng gảy, khi đánh chồng âm, hợp âm có thể đánh bằng móng tay hoặc phím gảy trên 4 dây, hai hoặc ba dây không khó khăn và giữ tính chất đệm trong hòa tấu. Ðiểm độc đáo nhất của đàn Tỳ Bà là đánh hợp âm rãi, kỹ thuật đánh hợp âm rãi của đàn Tỳ Bà có hiệu quả đặc biệt và độc đáo như tiếng Á của đàn tranh.

tyba_ĐB

Ở Việt Nam đàn Tỳ Bà có mặt trong các dàn nhạc: Nhã nhạc cung đình Huế, Lễ nhạc Phật giáo, Lễ nhạc Cao Đài, Đờn Ca Tài Tử, Phường Bát Âm, Cải Lương và Dàn nhạc dân tộc tổng hợp.

Mặc dù đàn Tỳ Bà có xuất xứ từ các nước khác, nhưng qua thời gian dài sử dụng nó đã được bản địa hóa và trở thành cây đàn của Việt Nam, thể hiện sâu sắc những bản nhạc mang phong cách của dân tộc Việt Nam trong lĩnh vực khí nhạc. Ngày nay số người biết sử dụng Tỳ Bà theo phong cách truyền thống Việt Nam chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

0.0           0 đánh giá
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
Đàn Tỳ Bà

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho sản phẩm này! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

Gửi ảnh thực tế

Chỉ chấp nhận JPEG, JPG, PNG. Dung lượng không quá 2Mb mỗi hình

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Facebook